KIỂU DÁNG

TẠI SAO CẦN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

 I. LỢI ÍCH KHI ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm 

Nó không chỉ đơn thuần chỉ là hình ảnh mang tính thẩm mỹ cao của sản phẩm mà đôi lúc nó còn nâng cao được chất lượng của sản phẩm, giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự khác biệt khi sử dụng sản phẩm.

Ví dụ: như chiếc xe máy có nhiều kiểu dáng, điều này đem đến sự cảm nhận khác nhau về mỗi sản phẩm của mỗi người dùng. Chiếc xe được thiết kế đẹp và sang trọng sẽ tạo nên sự thu hút về người dùng hơn. Có một số sản phẩm khác như điện thoại di động luôn luôn được cải tiến hình dáng đi kèm với tính năng để tạo ra tính mới toàn diện hơn.

2. Là tài sản của doanh nghiệp

Nó còn chính là tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị cao càng cần được quản lý, kiểm soát và bảo hộ. 

3. Được độc quyền sử dụng

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm. Trong thời hạn này chủ sở hữu được độc quyền khai thác kiểu dáng nhằm mục đích thương mại (sản xuất, đưa vào lưu thông, xuất nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó).Trong thời gian bảo hộ này, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó nếu chưa được sự cho phép của chủ sở hữu thì sẽ bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây cũng được coi là 1 trong những lý do vì sao cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng.

4. Xác lập quyền sở hữu

Chủ sở hữu cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Vì nếu đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa tiến hành đăng ký bảo hộ thì rất dễ bị người khác bắt chước. Nếu người bắt chước đó làm thủ tục bảo hộ trước thì doanh nghiệp bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác lập quyền sở hữu đối với kiểu dáng do mình tạo ra.Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp duy nhất cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người cùng nộp đơn và đối tượng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ (nguyên tắc nộp đơn đầu tiên). Xem cụ thể tại Quyền sử dụng trước đối với kiểu dáng công nghiệpChính vì thế khi được cấp bằng độc quyền KDCN thì đây chính là bằng chứng thép trong việc chứng mình quyền sở hữu đối với kiểu dáng khi có tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm.

5. Cạnh tranh công bằng

Ngoài ra việc đăng ký sẽ khuyến khích cạnh tranh công bằng và thực hành thương mại trung thực. Với văn bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp, doanh nghiệp vừa có thể thu được lợi nhuận vừa có thể quảng bá sản phẩm thông qua việc Li-xăng hoặc bán KDCN và ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, và do đó tăng cường vị thế cạnh tranh của bạn .

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được chủ đơn hoặc cá nhân/tổ chức được chủ đơn ủy quyền tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng. Chi tiết quy trình như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký:

Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?

Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng công nghiệp:

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

Sau khi tra cứu và kết luận KDCN có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên dưới

Hồ sơ bao gồm:

- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

- 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký KDCN:

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đơn đăng ký KDCN sẽ có các giai đoạn thẩm định khác nhau nên chủ đơn cần chủ động theo dõi cho đến khi có được thông báo cuối cùng

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ- Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Bước 6: Nhận quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Bước 7: Nộp phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trên đây là 07 bước cơ bản của quá trình nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, khách hàng tham khảo và trong trường hợp cần thêm thôn tin tư vấn, khách hàng vui lòng liên hệ lại với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

III. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI DNG BRAND

Dịch vụ Đăng ký kiểu công nghiệp tại DNG Brand:

  • Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;

  • Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;

  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;

  • Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;

  • Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;

  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Thủ tục đăng ký Kiểu dáng công nghiệp. Hãy liên hệ DNG Brand qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

 

Image

ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3.707404
HOTLINE: 0915.888.404
Email: info@dng.vn
Website: https://hcm.com.vn

HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà HP, 60 Nguyễn Văn Thủ, Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 02822446739
Mobile: 0915.888.404
Email: info@hcm.com.vn
Website: https://hcm.com.vn

HÀ NỘI

Địa chỉ: Tòa nhà Anh Minh, 36 Hoàng Cầu, p. Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02422612929
HOTLINE: 0915.888.404
Email: info@hno.vn 
Website: https://hcm.com.vn

SỞ HỮU TRÍ TUỆ