"THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY MỘT THÀNH VIÊN TẠI ĐÀ NẴNG" - Khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh tại Đà Nẵng thì việc lựa chọn thành lập văn phòng đại diện là rất phù hợp, đặc biệt là với các công ty có trụ sở không ở Đà Nẵng và muốn có văn phòng để giao dịch với khách hàng tại Đà Nẵng.
I. VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN LÀ GÌ?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Do bản chất văn phòng đại diện không có chức năng kinh Doanh, không được phát sinh doanh thu cũng như ký kết hợp đồng với khách hàng mà chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ. Vì vậy, ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thành lập văn phòng đại điện cùng tỉnh thành phố hoặc khác tỉnh thành phố đều được.
Để thành lập văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, bạn cần phải nắm bắt những nội dung sau đây:
- Những quy định của pháp luật về Thành lập văn phòng đại diện tại Đà Nẵng;
- Quy định của pháp luật về quyền nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện;
- Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Đà Nẵng cần những gì;
- Mối quan hệ giữa trưởng văn phòng đại diện và các bộ phận trực thuộc khác;
- Mô hình cách thức hoạt động và điều hành của văn phòng đại diện
II. NỘI DUNG CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THÀNH LẬP
1. Chuẩn bị các giấy tờ chứng thực cá nhân
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu, căn cước công dân của người đứng đầu Văn phòng đại diện
2. Đặt tên Văn phòng đại diện
Tên Văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”:
Ví dụ: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY ABC TẠI ĐÀ NẴNG
Hoặc CÔNG TY ABC - VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG
=> Truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia” để tra cứu tên có bị trùng hay không.
3. Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Văn phòng đại diện:
Trụ sở Văn phòng đại diện phải đặt tại địa điểm có chức năng kinh doanh và cần nêu rõ địa chỉ cụ thể, ví dụ:
- Số, tên đường, phường, quận, thành phố;
- Thôn, xã, huyện, tỉnh;
- Xóm, xã, huyện, tỉnh.
Lưu ý: Chung cư, nhà tập thể, địa điểm nằm trong quy hoạch giải tỏa không có chức năng kinh doanh không được đăng ký làm trụ sở Văn phòng đại diện.
4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện:
Đại diện cho công ty mẹ thực hiện việc nghiên cứu thị trường, thăm dò thị trường, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, tiếp nhận hồ sơ, chứng từ, tài liệu cho công ty mẹ.
III. THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ Thành lập Văn phòng đại diện (đăng ký trực tiếp hoặc qua mạng điện tử)
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ
2. Thành phần hồ sơ (theo mẫu quy định pháp luật)
Hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
- Giấy đề nghị Thành lập Văn phòng đại diện
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện
- Quyết định của Chủ tịch công ty về việc mở Văn phòng đại diện
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
- Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.
3. Nhận kết quả
- Hồ sơ hợp lệ : Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện
- Hồ sơ chưa hợp lệ: Nhận thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện
4. Thời gian: 03-05 ngày làm việc
Lưu ý: Đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện thì người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh (có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
IV. KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI DNG BUSINESS
Sau khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Quý khách hàng sẽ nhận được kết quả công việc như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện
- Thông báo cơ quan quản lý thuế;
- Dấu tròn;
- Phiếu công bố mẫu dấu;
- Hồ sơ nội bộ lưu tại Văn phòng đại diện
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục Thành lập Văn phòng đại diện.
Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.